Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Thư của hoàng thân Su Pha Nu Vông

                                                         PADHETLAO
                                            Độc lập - Thống nhất - Fú cường
                                              ======================
Chính Fủ Lào Kháng Chiến
              *******                                                                          Ngày 7 tháng 11 năm 1951
                                                             Kính gửi : Cụ Lê Thước,
                                                                               Thân sinh của Chiến sỹ Lê Thiệu Huy.
          Tôi nhận được thơ ngài kèm theo bản điếu văn kỷ niệm ngày từ trần của anh Lê Thiệu Huy. Tôi xin cảm ơn ngài và cùng gia quyến nghiêng mình trước anh linh của chiến sỹ đã hy sinh anh zũng cho đất nước, cho nhân loại và cho 2 zân tộc Lào-Việt nói chung.
          Thưa ngài, anh Lê Thiệu Huy người con yêu quý vào bậc nhất của ngài mất đi, không những riêng trong gia quyến mất một ngươi con yêu dấu mà nước Việt Nam và nhân dân Lào mất một chiến sỹ đầy tinh thần hy sinh vì công lý. Riêng tôi cái chết của anh Lê Thiệu Huy không khỏi làm cho tôi bùi ngùi và thương tiếc. Anh Lê Thiệu Huy đã sát cánh cùng tôi chiến đấu để giải fong cho nước Lào, cho zân tộc Lào. Tinh thần hy sinh cao cả ấy đã nhắc nhở cho thanh niên Lào, cho nhân dân Lào luôn luôn bền bỉ chiến đấu để ziệt đế quốc xâm lăng và giành Độc lập thực sự cho đất nước.
          Và sau đây, với lòng mong mỏi của quý quyến, tôi xin tường thuật cái chết anh zũng của anh Lê Thiệu Huy để quý quyến rõ và khi có zịp găp ngài tôi sẽ kể rõ hơn vì tôi được chứng kiến cái chết cao cả của anh Lê Thiệu Huy. Ngày 21 tháng 3 năm 1946, vì lực lượng quân ta ít, không đủ chống đỡ với một lượng mạnh hơn, tinh nhuệ hơn của giặc Fap được quân Anh giúp sức, Thakhet bị thất thủ. Tỉnh thế nguy ngập, tôi và một số anh em trong chính quyền cùng với anh Lê Thiệu Huy xuống xuồng vượt sông Mê công sang Xiêm đề tạm tránh. Khi xuồng ra quá nửa giòng sông thì máy bay địch đến đồng thời với lực lương địch đang tràn vao Thakhet, chúng xả súng bắn theo những xuồng của zân chúng và thuyền của chúng tôi đang lênh đênh trên mặt sông. Nói đến đây tôi thấy uất giận và căm tức quân zã man giặc Fap. Đang fang fang vượt cơn nguy hiểm thì bỗng trong thuyền thốt lên một tiếng "ối", tôi quay lại thì than ôi ! anh Lê Thiệu Huy đã trúng đạn rồi. Đạn trúng ngay zữa bụng xuyên ra sau lưng, máu chảy nhiều. Anh em vội băng bó lại cho cẩn thận, nhưng thuyền chưa sang đến bờ thì mặt anh Huy tái dần, chỉ kịp thốt ra máy câu lẩm bẩm và tắc thở. Sau đó không được mấy phút, tôi cũng bị trúng đạn...Thuyền vào đến bờ, anh em đem tử thi anh Huy lên và tổ chức mai táng. Đứng trước thi hài anh Huy có đông dủ anh em việt kiều và người Lào ở Xiêm thăm viếng và tỏ lòng mến tiếc...Ngáy 21 tháng 3, ngày kỷ niệm cái chết anh zũng của anh Huy và là ngày căm hờn của toàn nhân dân Lào và riêng gia quyến ngài.
               Đến đây tôi xin thành thật cảm ơn ngài và chúc quý quyến luôn luôn mạnh khoẻ.
                                                                          Ký tên
                                                                 Su Pha Nu Vông









Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

Câu đối nhà thờ

                                              Câu đối của ông Ngô Đức Thọ
                         [Ông Thọ con cụ cả Trì ,em gái cụ Lê Thước]
                      Ngày 7-3-2011 ông Thọ làm 2 câu đối sau :
                     
    Tĩnh Lạc khởi dựng nên nghiệp nhà, đức cao trời Hồng Lĩnh

         Thiệu Huy hy sinh vì việc nước, nghĩa rạng sông Cửu Long

                 Hai câu đối này để treo tại nhà thờ  Giáo sư Lê Thước
                                                           và Liệt sỹ Lê Thiệu Huy.
                                   

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

Bài thơ về nghỉ hưu

                             Tháng 6-1963, cụ Lê Thước 73 tuổi về nghỉ hưu, có làm bài thơ sau:
                        
                                              Xuân thu tính đã bảy mươi ba
                                              Vui vẻ từ nay hưởng tuổi già.
                                              An dưỡng ơn trên dào bổng lộc,
                                              Liên hoan tình bạn đượm thi ca.
                                             Trưởng thành mừng thấy đoàn con cháu,
                                             Ưu ái không quên nghĩa nước nhà.
                                             Những ước Bắc-Nam mau thống nhất,
                                            Dạo xem đất nước thỏa lòng ta.

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Bà Xuyến đã mất

                     Bà Lê Thị Kim Xuyến sinh ngày 1-11-1925 đã mất ngày 22-2-2011 hưởng thọ 87 tuổi
                                           Bàn thờ bà Xuyến ở nhà em trai tại TPHCM

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Truy tặng AHLLVT

                                       Baomoi.com ngày 9-2-2011 cho biết Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết địmh 161/QĐ-CTN truy tặng liệt sỹ Lê Thiệu Huy tham mưu trưởng liên quân Việt-Lào danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vì có thành tích xuất sắc trong Kháng chiến chống thực dân Phap.
                                               Xem Google : lethieuhuy anhhunglucluongvutrang

Bà Lộc

                                                Bà Nguyễn Thị Lộc người yêu của ông Lê Thiệu Huy

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Điếu văn Truy Điệu

                                        Điếu văn do cụ Lê Thước đọc 
               trong lễ Truy Điệu Liệt Sỹ Lê Thiệu Huy (1946)

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất

                                              Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất
                          
                                              ***************
                                         Tôi là  Lê Thị Nhỏ, thường gọi là Lê Thị Hòa, vợ thứ ba của cụ
                Lê Thước, sinh ngày 8-8-1918, hộ khẩu thường trú tại thôn Trung Lễ,xã Đức Trung ,huyện 
                Đức Thọ,tỉnh Hà Tĩnh, chứng minh nhân dân số 181207834 cấp ngày 25-8-1979 tại Hà Tĩnh.
                Tôi được biết các con, cháu, chắt của cụ Lê Thước đang định xây dựng Nhà Thờ Giáo sư Lê Thước 
                và Liệt sỹ Lê Thiệu Huy cùng những người thân tại thôn Trung Lễ. Để Nhà Thờ xây dựng khang
                trang, tôn nghiêm tôi đồng ý  chuyển nhượng quyền Sử dụng Đất 266m2 theo giấy chứng nhận
                Quyền Sử dụng Đất số 401/QSDD9188 do UBND huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh cấp ngày
               9-8-2004 cho  đại gia đinh cụ Lê Thước để xây dựng Nhà Thờ như đã nói trên. Phần đất còn lại  
              theo giấy chứng nhận đã nêu là 549m2 thuộc riêng tôi. Không người nào được xâm phạm, lấn chiếm
               chuyển nhượng phần đất xây dựng nhà  thờ mà không được sự đồng ý của đại gia đình cụ Lê
                Thước                                                          Đức Thọ, ngày 15 tháng 4 năm 2010
                                                                          Người chuyền nhượng quyền Sử Dụng   Đất,
                Đại diện các con của bà Lê Thị Nhỏ                Bà Lê Thị Nhỏ đã ký
                     Lê Thượng Quýnh đã ký
                                                                     
              


Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

Khuyên các con


                                                                Khuyên các con
                                      Lúc Quýnh sinh ra mới nửa ngày,
                                      Thì nhà tiếp giấy báo cho hay,
                                      Anh Huy tử trận trên sông Khóng (sông Cửu Long ,tiếng Lào gọi là
                                                                                                                      sông Khóng)                                                                             
                                                        Trong lúc giúp Lào đánh lại Tây.
                                                        Đánh Tây để giữ nước non này.
                                                        Con tạo ghen chi khéo lá lay,
                                                        Được Quýnh mất Huy cười dở khóc,
                                                        Huy đi há dễ Quýnh vào thay.
                                                        Để Quýnh thay Huy chút đỡ buồn,
                                                        Được thì có một, mất thì muôn!
                                                        Mong cho Quýnh với đoàn anh nó, (Đăng,Hoàng,Phong,Diệm,Bộc)
                                                        Học giỏi như Huy, nết cũng ngoan.
                                                        Nết ngoan học giỏi nếp nhà ta,
                                                        Giữ lấy cho hay mới gọi là.
                                     Gương sáng trông vào anh Cả đó,
                                                        Lấy trung làm hiếu, nước làm nhà.
                                                                  Tháng 11-1946
                                                                     Lê Thước

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Bàn thờ cụ Lê Thước và gia đình tại TPHCM

Ảnh cụ Lê Thước và em trai

                         Cụ Lê Thước và em trai là cụ Lê Trọng Huyến, chụp tại Hà Nội 10-4-1965

Mãi mãi thương nhớ Liệt sỹ Lê Thiệu Huy

                             Thế hệ sinh viên, học sinh, trí thức những năm trước Cách mạng Tháng Tám không ai là không biết đến một người thanh niên học giỏi nổi tiếng, nhất là giỏi Toán, được các giáo sư thời bấy giờ như Tạ Quang Bửu, Nguyễn Xiển, Hoàng Xuân Hãn khen ngợi là học sinh xuất sắc, đầy triển vọng, một nhà toán học Việt Nam tương lai. Đó là anh Lê Thiệu Huy.
                             Anh Lê Thiệu Huy sinh ngày 6-3-1921 tại Hà Tĩnh là con trai cả của cố giáo sư Lê Thước, nhà trí thức yêu nước tiêu biểu, nhà giáo mẫu mực, nhà nghiên cứu hán nôm uyên bác.
                             Từ hồi học ở trung học, anh Huy đã nổi tiếng học rất giỏi. Năm 1939 tại Hà Nội anh thi đậu Tú tài phần 1Toán loại xuất sắc (mention tres bien). Cùng năm ấy anh lại thi đậu Tú tài phần 1Triết loại  giỏi (mention bien). Qua năm sau 1940 anh tiếp tục thi đậu Tú tài phần 2 Toán loại xuất sắc và Tú tài phần 2 Triết loại khá (mention assez bien).Thi đậu một lúc 2 bằng Tú tài chuyên khoa khác nhau, hồi ấy chưa có học sinh nào đat được.
                            Chẵng những học giỏi mà anh Huy còn giỏi bơi lội, chơi bóng rổ, chơi cờ tướng và rất ham mê ca nhạc. Anh tự học tiếng Anh qua máy quay đĩa (bằng tay) với sách Anglais sang peine (tiếng Anh không vất vả) và một số sách học tiếng Anh khác. Nhờ vậy mà các năm 1944-1945, mặc dù đã có bằng Cử nhân Khoa học Toán-Lý-Hoá của trường Đại học Khoa học Đông Dương (Hà Nội) nhưng anh lại dạy Anh văn ở trường Trung học Huế. Sau đó anh vào học trường võ bị Thanh niên Tiền Tuyến Huế do các ông Tạ Quang Bửu và Phan Anh tổ chức. Anh Huy cũng như nhiều học viên của trường này đã tranh thủ học tập vế quân sự
với hy vọng sau này có ích cho  việc phục vụ và bảo vệ Tổ Quốc. Khi Cách Mạng Tháng Tám nổ ra tại Huế, anh Huy hăng hái gia nhập Giải phóng quân. Chính anh đã cùng một số Thanh niên Tiền Tuyến (cũng là Giải phóng quân Huế) tổ chức vây bắt một nhóm sĩ quan Pháp giả danh Phái bộ Đồng Minh nhảy dù xuống Hiền Sỹ (ở gần Huế) mưu đồ gây dựng lực lượng chiếm lại Huế.
                            Ít lâu sau, anh được điều động ra Hà Nội làm việc ở Bộ Ngoại giao lúc này do Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng. Anh được giao nhiệm vụ phiên dịch tiếng Anh trong các cuộc gặp mặt của phái đoàn Chính phủ ta với các phái bộ Mỹ, Anh.
                           Vài tháng sau, anh lại được giao nhiệm vụ vượt qua đường 9 (Nam Lào) sang Xiêm (bây giờ là Thái Lan), dùng tiếng Anh để giao dịch mua vũ khí chở về Việt Nam.
                          Nhiệm vụ hoàn thành, anh được phân công làm Tham mưu trưởng Liên quân kháng chiến Việt-Lào. Ngày 21-3-1946, quân đội thực dân Pháp được sự giup đỡ của quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa tấn công vào thị xã Thakhet. Bộ chỉ huy Liên quân Việt-Lào phải tạm rút qua sông Mê Công sang Thái Lan. Máy bay của thực dân Pháp rượt bắn, mặt khác đại liên của chúng trên bờ sông bắn đuổi theo chiếc ca-nô trong đó có Hoàng thân Su-pha-nu-vông, lãnh tụ Khang chiến Lào, anh Huy và một số bộ đội Việt-Lào. Anh Huy đã lấy thân mình che chắn cho Hoàng thân và bị trúng đạn hy sinh còn Hoàng thân chỉ bị thương nhẹ. Chính Hoàng thân đã viết thư báo tin và kể lại cho gia đình giáo sư Lê Thước vè trường hợp hy sinh anh dũng của anh Huy.
                         Ngày 5-7-1966, phần mộ của liệt sỹ Lê Thiệu Huy được chuyển vào Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Hà Tĩnh, quê hương của anh.
                         Chúng tôi, những bà con thân thuộc, các bạn bè quen biết và tất cả những người yêu quí, hâm mộ liệt sỹ Lê Thiệu Huy xin được bày tỏ niềm thương nhớ mãi mãi đối với anh, người thanh niên tuấn kiệt đã hiến dâng tuổi thanh xuân đầy tài năng, triển vọng của mình cho nền Độc Lập, Tự Do của Tổ Quốc Việt Nam.
                                                                   Tháng giêng năm 2011