Thời niên thiếu và dạy học trong chế độ bảo hộ của Pháp
Cụ Lê Thước sinh năm Tân Mão, ngày 13-4-1891, quê quán làng Trung Lễ, xã Đức Trung, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.Lúc nhỏ, nhà nghèo, thất học. Cụ phải đi chăn trâu, cắt co, giữ em và đánh ống đánh suốt giúp mẹ dệt vải kiếm ăn.
Mãi đến năm 1905, Cụ 14 tuổi mới theo cha vào Huế học chữ Hán. Năm 1908 Cụ bắt đầu học chữ Pháp ở trường Quốc Tử Giám Huế. Năm 1910 Cụ thi đậu bằng tiểu học vả sau đó vào học trường Quốc Học Huế. Cụ học giỏi, một năm lên 2 lớp nên tháng 6-1911 Cụ đã tốt nghiệp bằng Thành Chung, đươc bổ trợ giáo, làm việc tại Nha học chính Trung Kỳ. Tháng 8-1917, Cụ xin đổi ra dạy học ở trường Phap Việt thành phố Vinh. Qua năm sau nhân ở Vinh có khoa thi hương, Cụ xin thi và đậu Thủ Khoa [ còn gọi là Giải Nguyên đứng đầu các cử nhân].
Tháng 8-1918 Cụ được tuyển vào học trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương ở Hà Nội.
Năm 1921 Cụ thi tốt nghiệp ra trường với bài luận văn được điểm cao nhất nhan đề : " L' Enseignement des caracteres chinois en Vietnam " ( Việc dạy chữ Hán ở Việt Nam ). Cụ được bổ giáo sư dạy Pháp văn, Việt văn và Việt sử ở trường Quốc học Vinh. Qua những bài dạy Việt văn và Việt sử, Cụ cố gắng khêu gợi tinh thần yêu nước của học sinh, khích lệ lòng tự hào dân tộc của họ. Cụ đã có ảnh hưởng lớn đến việc đào tạo nhiều cán bộ cao cấp sau này của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như các ông Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Xiển, Đặng Thái Mai, Hà Huy Giáp v.v...
Tháng 9-1927 Cụ đổi ra dạy tại trường Trung học Anbe Xa rô ở Hà Nội.
Tháng 9-1935 Cụ là giáo sư trường Trung học Bưởi. Tháng 9-1938 Cụ được bổ làm Đốc học các trường ở thị xã Lạng Sơn. Cuối năm 1940 Cụ được chuyển về dạy ở trường Trung học Đào Duy Từ Thanh Hoá. Tháng 5-1943 Cụ bị bọn thực dân Pháp cách chức vì có lòng yêu nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét